Các bang của Đức

Đức là một nước cộng hòa liên bang bao gồm 16 tiểu bang. Đức có một hiến pháp liên bang chung có giá trị cao nhất, các bang của Đức lại có luật lệ và hiến pháp riêng. Với 16 tiểu bang này có thể phân thành 2 loại:

  • Berlin và Hamburg thường được gọi là Stadtstaaten ( vừa là thành phố vừa là bang, giống thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam), bên cạnh đó Bremen, cũng là một bang, nó bao gồm 2 thành phố Bremen và Bremerhaven.
  • 13 tiểu bang còn lại được gọi là Flächenländer: Schleswig-Holstein, Mecklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Saxony-Anhalt, Brandenburg, Nordrhein-Westfalen, Thuringia, Sachsen, Hessen, Rhinneland-Pfalz, Saarland, Baden-Wurttemberg, Bayern.
16 bang và thành phố của CHLB Đức
16 bang và thành phố của CHLB Đức

Lịch sử hình thành các bang của Đức

Việc thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 là thông qua sự thống nhất các bang phía tây (trước đây thuộc quyền quản lý của Mỹ, Anh và Pháp) sau chiến tranh thế giới II. Ban đầu, vào năm 1949, các bang của Cộng hòa Liên bang Đức là Baden, Bavaria (tiếng Đức: Bayern ), Bremen , Hamburg , Hesse ( Hessen ), Lower Saxony ( Niedersachsen ), North Rhine-Westphalia ( Nordrhein-Westfalen ), Rhineland-Palatinate ( Rheinland-Pfalz ), Schleswig-Holstein , Württemberg-Baden (cho đến năm 1952), và Württemberg-Hohenzollern (cho đến năm 1952). Tây Berlin, không chính thức thuộc Cộng hòa Liên bang, phần lớn được tích hợp và được coi là một tiểu bang de facto.

Xem thêm: Berlin – Thủ đô nước Đức

Năm 1952, sau cuộc trưng cầu, Baden, Württemberg-Baden và Württemberg-Hohenzollern sáp nhập vào Baden-Württemberg. Năm 1957, Saar Protectorate đã sát nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức thành bang Saarland.

Sau khi thống nhất nước Đức vào năm 1990, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ( Đông Đức ) sát nhập vào Cộng hòa Liên bang, dẫn đến việc bổ sung các bang phía đông Brandenburg , Mecklenburg-West Pomerania ( Mecklenburg-Vorpommern ), Saxony ( Sachsen ), Saxony-Anhalt ( Sachsen-Anhalt), và Thuringia ( Thüringen ), cũng như sự thống nhất của Tây và Đông Berlin thành Berlin.

Một cuộc trưng cầu dân ý khu vực vào năm 1996 để sát nhập thành phố Berlin vào bang Brandenburg thành “Berlin-Brandenburg” thất bại. Đa số phiếu ở Brandenburg không đồng ý, trong khi đa số người Berlin đã bỏ phiếu tán thành việc sáp nhập.

Quyền hạn các bang ở Đức

Chủ nghĩa liên bang là một trong những nguyên tắc hiến pháp của Đức. Theo hiến pháp Đức (Luật cơ bản, hay Grundgesetz), một số lĩnh vực, chẳng hạn như ngoại giao và quốc phòng, là trách nhiệm độc quyền của liên bang (cấp liên bang), trong khi một số khác thuộc thẩm quyền chung của các bang và liên bang; các bang của Đức được giữ lại quyền lập pháp cho tất cả các lĩnh vực khác, bao gồm “văn hóa“. Tức bao gồm không chỉ các chủ đề như tài chính, nghệ thuật và khoa học, mà còn hầu hết các hình thức giáo dục và đào tạo nghề.

Mặc dù các quan hệ quốc tế bao gồm các hiệp định quốc tế chủ yếu là trách nhiệm của cấp liên bang, nhưng các bang thành viên vẫn có những quyền hạn hạn chế trong lĩnh vực này. Trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến họ, các bang bảo vệ lợi ích của họ ở cấp liên bang thông qua Bundesrat (“Hội đồng Liên bang”, Thượng viện của Quốc hội Liên bang Đức). Trong những lĩnh vực họ có thẩm quyền lập pháp, các bang ở Đức có quyền hạn chế việc thực thi của các điều ước quốc tế “với sự đồng ý của chính phủ liên bang”.

Chuyên mục Thông tin cơ bản<< Khí hậu – Thời tiết ở Đức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *