Tổng quan nền kinh tế CHLB Đức

Đến năm 1871, sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1871) nước Đức mới bắt đầu thống nhất, CNTB ở Đức bắt đầu phát triển mạnh. Pháp thua trân nên đã mất hai vùng đất giàu than và quặng sắt : Loren và Andat cho Đức, tạo điều kiện cho Đức xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp nặng như luyện kim đen, chế tạo cơ khí, khai thác than … nền kinh tế Đức từ đó cũng bắt đầu phát triển mạnh.

Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Đức đã đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới về khối lượng sản xuất công nghiệp, vượt cả Anh và Pháp.

Kinh tế nước Đức

Thời kỳ này, công nghiệp phát triển ở miền Tây, nơi đây hình thành vùng công nghiệp Rua lớn nhất châu Âu ; miền Đông và miền Đông Bắc, công nghiệp còn chậm phát triển.

Với sức mạnh kinh tế ngày một tăng, nước Đức trong điều kiện chính quyền trong tay giai cấp tư sản và địa chủ đã có ý đồ đòi phân chia lại các lãnh thổ thuộc địa của CNĐQ và thị trường thế giới. Điều này đã thúc đẩy Đức tích cực chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Là một trong những nước bị thua cuộc trong cuộc chiến tranh này, Đức phải trả lại hai vùng đất Loren và Andat đã chiếm của Pháp. Ngoài ra, Đức còn mất toàn bộ thuộc địa đã chiếm trước đây của mình.

Sau đó không lâu, được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, nền kinh tế của Đức lại được khôi phục và phát triển. Các tập đoàn độc quyền về sản xuất thép, hóa chất, vũ khí chiến tranh, các sản phẩm phục vụ chiến tranh phát triển mạnh, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Từ đầu thập kỷ 30, chế độ độc tài được thiết lập, các ngành kinh tế hướng vào sản xuất phục vụ chiến tranh. Nước Đức gây Chiến tranh thế giới thứ hai và Đức bị thua trận. Đến năm 1949, nước Đức bị cắt thành CHLB Đức và CHDC Đức, phát triển theo những con đường khác nhau.

Từ thời gian này, CHLB Đức đã nhận được sự giúp đỡ của đồng minh (châu Âu và Hoa Kỳ) đã nhanh chổng khôi phục và phát triển nền kinh tế. Đến đầu thập kỷ 70, CHLB Đức đứng đầu châu Âu, thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Nhật) về khối lượng sản phẩm công nghiệp, chiếm 9% khối lượng sản phẩm công nghiệp thế giới. Mức tăng trưởng GDP cao : thời kỳ 1950 – 1970 khoảng 7,8%, từ năm 1950 đến nãm 1980 giá trị sản xuất cổng nghiệp tăng 5,5 lần, giá trị công nghiệp chiếm 1/2 GDP, dịch vụ chiếm hơn 1/3 GDP, nông lâm ngư nghiệp chiếm 3% GDP. Cơ cấu các ngành cổng nghiệp thay đổi, phát triển các ngành công nghiệp sinh lợi nhanh, có kỹ thuật cao như hóa dầu, điộn tử, thiết bị máy móc chính xác, ô tò, máy công nghiệp ; giảm các ngành cồng nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ và thực phẩm.

Nông nghiệp của CHLB Đức trong thời kỳ này đã tăng cường thâm canh, công nghiệp hóa, tăng tỷ lệ giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, tăng năng suất các ngành nông nghiệp. Đức đứng thứ hai châu Âu (sau Pháp) về sản lượng sữa, thịt.

Từ năm 1950 – 1990, Đức trở thành cường quốc về kinh tế, là trụ cột của EEC, đứng trong khối các nước G7.

Từ tháng 10 năm 1949, CHDC Đức phát triển theo con đường XHCN. Trong những thập kỷ (50, 60, 70, 80) CHDC Đức đã đạt được nhiểu thành tựu lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, kiến thiết đất nước. CHDC Đức đã từng là nước có trình độ, mức sống cao nhất trong hệ thống các nước XHCN, xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, mức tăng trưởng cao, công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nông nghiệp phát triển, an ninh trật tự xã hội ổn định. Nhưng khi mở cửa, nền kinh tế – xă hội ở CHDC Đức còn nhiều hạn chế vể tổ chức quản lý xã hội, phát triển kinh tế và KHKT đã dẫn đến tình hình không ổn định về an ninh, kinh tế – xã hội vào cuối thập kỷ 80.

Từ đầu thập niên 90 đến nay, sau khi thống nhất đất nước, nền kinh tế CHLB Đức gặp nhiều khó khăn trong quá trình cải tổ kinh tế, hòa hợp kinh tế giữa hai miền. Sự chênh lệch trong cơ cấu tiền lương, giá cả, hệ thống xí nghiệp có thiết bị công nghệ lạc hậu, làm ăn thua lỗ ở CHDC Đức cần được nâng cấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, số người thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp thời kỳ 1989 – 1998 là 8,7% ; năm 1996 là 10,3% ; năm 2005 là 10,6%, nhiều xí nghiệp phải đóng cửa. Việc tài trợ để tái thiết, theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, ít nhất nước Đức phải chi phí hết 1000 tỷ DM vào việc tái thiết và đầu tư phát triển kinh tế – xã hội để phát triển vùng Đông Đức ngang bằng với Tây Đức vào năm 1994.

Năm 1991, khoản tiền tài trợ cho Đông Đức là 150 tỷ DM, năm 1992 con số này gấp 2 lần. Nước Đức còn phải gánh chịu 80% khoản tiền 41,8 tỷ USD mỗi năm mà EEC tài trợ cho tái thiết miền Đông nước này.

Ngoài ra, nước Đức còn gặp nhiều khó khăn khác trong phát triển kinh tế – xã hội như : mức thuế cao, khó khăn cho các hoạt động kinh tế, bội chi ngân sách, chi bảo đảm xã hội cao, lãi suất ngân hàng cao, không tạo được môi trường đầu tư thuận lợi, lạm phát cao.

Báng 2.8. Mức tăng trưởng GDP và cán cán ngân sách chính phủ của CHLB Đúc qua một số năm (%)
Năm
Các mục Trung bình 10 năm (89-98) 1990 1994 1996 1997 2003 2004
Mức tăng trưống GDP 2,7 5,7 2,9 1,4 2.5 – 0,1 1,7
Cán cân ngân sách chinh phủ -2.0 -2.0 -2,4 -3,6 -3,1 -2,6 -2,4

Nền kinh tế CHLB Đức đã và đang gặp phải một số khó khăn, song vẫn là một nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao, có tiểm lực lớn và sự phát triển toàn diện, có nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội cao so với một số nước EU khác, công nghiệp phát triển, vẫn là nước G8 và là trụ cột của khối EU hiện nay.

Tổng GDP của Đức đứng thứ ba các nước G8 (sau Mỹ và Nhật), năm 2016 là 3.494 tỷ USD, Đức vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *