Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Phổ bằng cải tổ theo chương trình của hai ông Stein – Hardenberg (Giải phóng nông dân, tự do kinh doanh, xóa bỏ hải quan nội địa, tự do chọn chỗ ở)
Đặc điểm của giai đoạn đột phá (1835/50 – 1873):
– Phương pháp mới cho sản xuất hoặc được cải thiện, phương tiện làm việc mới.
– Sản xuất công nghiệp thay cho phương pháp thủ công.
– Quá trình quá độ từ làm bằng tay chuyển sang làm bằng máy.
– Công nghiệp nặng là công nghiệp then chốt.
– Phương tiện vận chuyển mới (đường sắt)
– Sản xuất nông nghiệp tăng
– Mở rộng đường giao thông
– Đẩy mạnh đầu tư vốn
– Cải tiến công nghệ luyện thép
– Phát triển kỹ thuật (động cơ điện, máy dynamo phát điện)
Nhà máy Borsigwerke ở Berlin thể hiện hình ảnh của cả một quận
Giai đoạn đột phá kết thúc đột ngột vì làn sóng thành lập hãng bị khủng hoảng (1873 – 1885). Niềm vui chiến thắng Pháp và sự thành lập Vương quốc cũng như việc đền bù chiến tranh của Pháp đầu những năm 70 đã tác động đến việc thành lập rất nhiều xí nghiệp sản xuất, đầu cơ chứng khoán mang nhiều rủi ro.
Năm 1873 xảy ra „sự đổ vỡ lớn“ ở thị trường chứng khoán Viên rồi nhanh chóng ảnh hưởng đến châu Âu và Mỹ. Vì làn sóng lập hãng gặp khủng hoảng, nền kinh tế Đức bị đình đốn đến năm 1880.
Giai đoạn mở rộng (1885 – 1914) nền kinh tế lại chứng kiến sự hưng thịnh, cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Khoảng thời gian chuyển thế kỷ, Vương quốc Đức là nước có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu. Có một loạt lý do dẫn đến việc này:
– Sự tăng trưởng dân số rất mạnh
– Thống nhất trong lĩnh vực kinh tế
– Thống nhất hệ thống tiền tệ và đo lường
– Giàu trữ lượng than, đủ mỏ quặng (vùng Ruhr, Saarland, Elsass-Lothingen, Schlesien)
– Cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nghề
– Xuất hiện các nhà băng công nghiệp và các hãng chứng khoán.