Cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa ở Đức

Khái niệm Cách mạng công nghiệp có liên quan đến những thập kỷ đầu tiên, thời kỳ phát triển nhanh chóng trong nền công nghiệp của một đất nước. Khoảng thời gian này được thể hiện qua những yếu tố cần thiết sau đây:

– Dùng máy móc để sản xuất hàng loạt trong các xí nghiệp

– Hệ thống các xí nghiệp sản xuất theo sự phân công lao động

– Sản xuất tăng đột biến

– Lần đầu tiên sử dụng sắt và than với một số lượng lớn

– Làm công ăn lương tự do là hình thức làm việc của giới công nhân

– Làn sóng rời nông thôn và quá trình đô thị hóa.

Cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu:

– Sự chuyển đổi của một đất nước về mặt kinh tế xã hội diễn ra trong ít thập kỷ. Sự chuyển đổi này nó có tác dụng làm thay đổi cơ bản và sâu rộng về chính trị, xã hội, kinh tế, kỹ thuật;

– Mô hình nước Anh định hình theo thời đại và địa lý;

– Một quá trình ổn định và sẽ lặp lại (ngày nay ở những nước đang phát triển và những nước sắp trở thành quốc gia công nghiệp)

Ngược lại khái niệm Công nghiệp hóa ở một đất nước diễn tả một quá trình phát triển toàn diện nhiều mặt như kinh tế, tiến hóa, chính trị xã hội mà sự khởi đầu mạnh mẽ của nó chính là Cuộc cách mạng công nghiệp.

Thường cả hai khái niệm này luôn đi song song và được vận dụng như là hai khái niệm đồng nghĩa. Điều cơ bản là cuộc cách mạng công nghiệp là vết khắc sâu nhất trong lịch sử loài người mà ý nghĩa của nó chỉ có thể so sánh với cuộc cách mạng Tân thạch (thời kỳ đồ đá mới, sống định cư, sử dụng kim loại, xuất hiện một xã hội phân cấp). Kết quả của nó là tạo ra một xã hội công nghiệp hiện đại, một thế giới hiện đại.

Ở nước Anh, Cách mạng công nghiệp đã thực sự đi vào thực tế từ những năm 80 của thế kỷ thứ 18, vì ở đó tiền đề về chính trị, xã hội, kinh tế và địa lý về cơ bản là tốt hơn. So với Anh, CHLB Đức hồi đó rất lạc hậu, đó là lý do vì sao Cách mạng công nghiệp xảy ra muộn hơn, khoảng 70 năm sau.

Sự lạc hậu về kinh tế có hàng loạt nguyên nhân: Nhiều quốc gia nhỏ lẻ có chính sách hạn chế thương mại, chưa có giai cấp trung lưu tự lập, ít quan tâm đến những cải tiến kỹ thuật và kinh tế, nhiều cái bị cấm đoán, kìm hãm sáng kiến, xã hội có giai cấp rất cứng nhắc, hệ thống giáo dục khiếm khuyết, không có thuộc địa, không có buôn bán liên lục địa, nguyên vật liệu đắt, hạ tầng cơ sở kém phát triển (mạng lưới giao thông thưa thớt, ít đường tốt, ít kênh rạch lưu thông)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *