Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi xã hội thời gian sau đó: Đa phần giới công nhân bị vô sản hóa và bị hạ thấp về mặt xã hội, hậu quả là sự đối đầu giữa giới công nhân và nhà nước, đồng thời nó đẩy nhanh sự phát triển của phong trào công nhân (thành lập các đảng, công đoàn). Tầng lớp quyết định chính trị kinh tế trở thành tư sản chiếm hữu, được chứng minh bằng Luật bầu cử ba giai cấp (giá trị của lá phiếu tỷ lệ với số tiền bỏ ra đóng thuế). Giới quý tộc mất dần vai trò, mặc dù cho đến năm 1933 ở một số lĩnh vực xã hội, họ vẫn giữ được vai trò (quân sự, ngoại giao, các chức vụ cao trong quản lý)
Một tranh biếm họa của wikis.zum.de
Nhà ở của một gia đình công nhân
Vấn đề xã hội (khái niệm tổng hợp để diễn tả điều kiện sống và làm việc tồi tệ cũng như vị trí chính trị xã hội yếu kém của giới công nhân) có rất nhiều nguyên nhân: Thu nhập thấp, lực lượng tìm việc làm quá đông, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa mà nhà nước lúc ban đầu không can thiệp vào.
Để cải thiện hoàn cảnh của giai cấp công nhân, nhiều tổ chức đã tìm cách giải quyết: Các hãng tư nhân, nhà thờ, các đảng Thiên chúa giáo, nhà nước ban luật, các đảng công nhân, công đoàn, chủ nghĩa Mác.