Wilhelm II. (cháu của hoàng đế Wilhelm I.) lên ngôi hoàng đế năm 1888. Không bao lâu sau đã có căng thẳng giữa một Wilhelm II. trẻ, năng nổ và một Bismarck già nua, luôn suy tính kỹ lưỡng, điều đó đã dẫn đến việc ông bị thải hồi năm 1890.
Mục lục
Hoàng đế Wilhelm II
Mặc dù khi cho Bismarck về vườn, Wilhelm II. hứa sẽ tiếp tục đường lối cũ, nhưng sau đó ông đã có những thay đổi cơ bản trong đường lối mới của mình, trong các lĩnh vực chính trị, quân sự và đặc biệt trong đối ngoại. Những đặc điểm chính trị của đường lối mới:
– Phong cách trị vì của Wilhelm II. độc đoán, ông xuất hiện thường to tiếng và không khôn khéo.
– Cách trị vì này cộng với không có tầm nhìn xa trông rộng, luôn làm xuất hiện những vấn đề đối nội cũng như đối ngoại.
– Những quyết định về nội trị và ngoại giao được quyết định không có sự tham dự của cơ quan giám sát hiến pháp.
– Wilhelm II. thành lập một chính phủ phụ gồm những thân tín của mình. Nhóm này cùng hoàng đế quyết định toàn bộ chính sách.
– Chính sách liên minh của Bismarck bị hủy bỏ.
– Vương quốc Đức ràng buộc chặt chẽ với Áo.
– Đe dọa quân sự thường được dùng làm phương tiện ngoại giao.
Những điều đáng chú ý về mặt quân sự
– Đòi hỏi quyền lãnh đạo của giới quân sự mạnh hơn trong lĩnh vực chính trị và xã hội.
– Thường xuyên tuyên truyền sẵn sàng chiến tranh, sẵn sàng chiến đấu.
– Là chủ mưu kích chạy đua vũ trang ở châu Âu (rõ nét nhất vì phát triển hạm đội hải quân)
Những đặc điểm về đối ngoại:
– Wilhelm II. lớn tiếng đòi vị trí cường quốc thế giới cho Vương quốc Đức. Khẩu hiệu thời kỳ này là “thuộc địa, thuộc địa!“, “Cần một vùng có ánh nắng mặt trời“ và “Tương lai của Đức nằm trên mặt nước!“.
– Bằng chính sách thuộc địa và chính sách đối ngoại hiếu chiến, dùng quân sự, ông ta đã tạo nên những xung đột mới hoặc làm căng thẳng thêm tình hình vốn đã căng thẳng sẵn. Kết quả của chính sách đối ngoại này của ông là tạo điều kiện để liên minh giữa Anh, Pháp và Nga hình thành, ngược hẳn với chính sách của Bismarck.
Chính sách đối ngoại của Wilhelm II.
Chính sách đối ngoại của Wilhelm được đánh dấu bằng những hành động chính cũng như qua những sự kiện sau đây:
– Năm 1890 ông không phê chuẩn tiếp Hiệp ước với Nga (Bismarck ký với Nga 1887 thời hạn ba năm với nội dung không can thiệp trong trường hợp xảy ra chiến tranh Đức- Pháp hoặc chiến tranh Nga – Áo). Hậu quả là Liên minh Nga – Pháp ra đời (1894).
– Khi sắc dân Buren nổi dậy chống lại người Anh năm 1896 ở Transvaal thì Wilhelm II. chúc mừng tổng thống vùng Buren là Krüger. Hành động không khôn khéo này đã làm cho quan hệ Đức – Anh xấu đi thời gian sau đó.
– Năm 1890 Wilhelm cho quân viễn chinh đến Trung Quốc để dẹp loạn (có tên: Quyền anh phiến loạn) và yêu cầu phải trừng trị dân Trung Quốc thật dã man, không thương tiếc như „quân Nguyên“ đã từng làm.
– Trong một cuộc phỏng vấn trả lời báo Telegraf, ông đã bình luận hạ thấp chính sách của Anh với thái độ rất kiêu căng và qua đó đưa quan hệ Đức – Anh xuống mức thấp nhất.
– Chính sách xây dựng hạm đội, nền tảng để Đức vươn lên bá chủ thế giới, bị Anh coi là một mối đe dọa.
– Chính sách đối ngoại của Wilhelm thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho Đức càng bị cô lập.