Những cải cách thành công

25 năm sau khi tái thống nhất, nước Đức là một nhà nước dựa trên những giá trị, dân chủ, thành công về kinh tế và cởi mở ra thế giới. Môi trường chính trị ở Đức là đa dạng; các đảng dân chủ cạnh tranh với nhau – nhưng tôn trọng lẫn nhau và liên minh với nhau ở những cấp chính trị khác nhau.

Tòa nhà Quốc hội ở Berlin
Từ năm 1999 Tòa nhà Quốc hội ở Berlin là trụ sở của Quốc hội liên bang. Norman Foster đã thiết kế vòm kính của tòa nhà

Sau cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang khóa 18 (năm 2013) nước Đức do một đại liên minh gồm các đảng Liên minh dân chủ cơ đốc giáo CDU/ Liên minh xã hội cơ đốc giáo CSU với đảng Dân chủ xã hội SPD lãnh đạo – một liên minh giữa hai lực lượng lớn trong hệ thống các đảng phái chính trị ở Đức. Trong số 631 nghị sĩ thì liên minh này có 504 nghị sĩ (CDU/CSU 311, SPD 193). Phe đối lập chiếm 127 ghế gồm Đảng cánh tả (64 ghế) và Liên minh 90/Đảng Xanh (63 ghế) là phe đối lập nhỏ nhất trong vòng 40 năm nay. Bà Thủ tướng Liên bang TS. Angela Merkel đứng đầu chính phủ liên bang từ năm 2005 và hiện nay là thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức giữ chức vụ này. Bà Merkel lớn lên tại Cộng hòa dân chủ Đức trước kia và bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý tại đó. Trong bảng xếp hạng năm 2014 và 2015 của tạp chí Forbes bà là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel (Bộ trưởng Bộ Kinh tế) và TS. Frank-Walter Steinmeier (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) là những đại diện quan trọng của đảng SPD trong chính phủ. Chính phủ liên bang gồm 14 Bộ trưởng liên bang và Bộ trưởng, chủ nhiệm Phủ thủ tướng. Cơ sở chung cho hoạt động của các đảng cầm quyền trong chính phủ nhiệm kỳ đến năm 2017 là Hiệp ước liên minh với tiêu đề “Kiến tạo tương lai của nước Đức”.

Năm 2016 kinh tế Đức bước vào năm thứ 7 tăng trưởng liên tục, tỷ lệ người có việc làm đạt mức kỷ lục, nguồn thu của nhà nước và cơ quan bảo hiểm gia tăng. Nợ mới của liên bang giảm xuống con số 0. Bước ngoặt năng lượng được thúc đẩy – các nguồn năng lượng tái tạo đang trên đường phát triển thành những công nghệ quyết định việc sản xuất điện năng. Ngoài ra cuộc cải cách các hệ thống xã hội trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới 2000 dưới tên gọi Nghị trình 2010 đã làm cho nước Đức vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tốt hơn các nước khác trong khu vực đồng tiền chung Euro.

Quá trình hợp nhất giữa Đông và Tây, một chủ đề trung tâm từ năm 1990, đã được người dân nước Đức cùng nhau biến thành một lịch sử thành công. Thỏa thuận cân đối tài chính “Đoàn kết II” vẫn còn hiệu lực đến năm 2019 với khoản kinh phí 156,5 tỷ Euro. Tất cả người dân đóng thuế ở miền Đông và miền Tây vẫn cùng nhau tiếp tục tích cực “Xây dựng miền Đông” bằng cách đóng góp khoản „phụ thu đoàn kết“ – hiện nay mức phụ thu là 5,5% khoản thuế phải nộp.

Nhưng những nhiệm vụ mới đang đợi ở phía trước. Sự biến đổi của cơ cấu dân số và tình trạng già hóa xã hội và giảm dân số là một thách thức – như đối với các nước công nghiệp khác. Cũng vì lý do này nên nước Đức muốn đơn giản hóa việc nhập cư và giảm nhẹ quá trình hòa nhập của những công dân mới.

Quốc hội Liên bang Đức Bầu cử, Nghị sĩ, các đoàn nghị sĩ → bundestag.de

Hội đồng Liên bang Thành phần, nhiệm vụ, các kỳ họp → bundesrat.de

Tổng thống Liên bang Thăm cấp nhà nước, lịch làm việc, nhiệm vụ → bundespraesident.de

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *