Tổng thống Liên bang là đại diện cao nhất trong hệ thống chính trị nước Đức. Về lễ tân đứng thứ hai là Chủ tịch Quốc hội Liên bang. Người đại diện cho Tổng thống Liên bang là Chủ tịch Hội đồng Liên bang – một chức vụ mỗi năm do một thủ hiến bang đảm nhiệm. Chức vụ với quyền lực kiến tạo chính trị lớn nhất là Thủ tướng Liên bang. Chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang cũng thuộc những đại diện cấp cao của đất nước.
NHÂN DÂN
Tất cả công dân Đức từ 18 tuổi có quyền bầu cử. Cử tri bầu các nghị sĩ trong cuộc bầu cử theo nguyên tắc phổ thống, trực tiếp, tự do, bình đảng và bỏ phiếu kín.
bầu
[icon name=”arrow-down” class=”” unprefixed_class=””]
QUỐC HỘI BANG
Nhiệm kỳ của quốc hội bang thông thường là 5 năm. Hiến pháp bang điều chỉnh quyền hạn và tổ chức của quốc hội bang.
bầu
[icon name=”arrow-down” class=”” unprefixed_class=””]
CHÍNH PHỦ BANG
Chính phủ bang do quốc hội bang bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và cũng có thể bị quốc hội bang bãi nhiệm.
Mục lục
Quốc hội Liên bang
Quốc hội được bầu cho nhiệm kỳ 4 năm và có 598 nghị sĩ. Ngoài ra còn có nghị sĩ bổ sung và nghị sĩ cân đối theo tỷ lệ phiếu bầu cho mỗi đảng. Quốc hội nắm quyền lập pháp và kiểm soát chính phủ.
Thủ tướng Liên bang
Thủ tướng do Quốc hội Liên bang bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Thủ tướng xác định định hướng chính trị và đứng đầu nội các.
Chính phủ Liên bang
Chính phủ gồm Thủ tướng Liên bang và các bộ trưởng liên bang. Mỗi bộ trưởng tự chịu trách nhiệm lãnh đạo bộ của mình.
Đại hội Liên bang
Đại hội liên bang nhóm họp chỉ để bầu Tổng thống Liên bang và bầu Tổng thống theo nguyên tắc bỏ phiếu kín cho nhiệm kỳ 5 năm
Tổng thống Liên bang
Nguyên thủ quốc gia trước hết có những nhiệm vụ đại diện và đại diện cho Cộng hòa Liên bang Đức về đối ngoại. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng và các bộ trưởng liên bang và ký ban hành các đạo luật.
Hội đồng Liên bang
Hội đồng Liên bang gồm 69 thành viên do chính phủ các bang cử. Trong nhiều lĩnh vực các đạo luật cần sự chấp thuận của Hội đồng Liên bang.
Tòa án Hiến pháp Liên bang
Tòa có 16 thẩm phám, một nửa được Quốc hội Liên bang và một nửa được Hội đồng Liên bang bầu với đa số hai phần ba.
Chính phủ liên bang
Thủ tướng Liên bang và các bộ trưởng liên bang tạo thành Chính phủ Liên bang, nội các. Bên cạnh thẩm quyền đưa ra định hướng của Thủ tướng Liên bang còn có nguyên tắc ngành, mà theo đó các bộ trưởng tự lãnh đạo ngành của mình trong khuôn khổ định hướng đó, cũng như nguyên tắc đồng nghiệp, mà theo đó Chính phủ Liên bang quyết định theo đa số những vấn đề tranh cãi. Nội các liên bang gồm 14 bộ trưởng chuyên ngành và bộ trưởng, chủ nhiệm Phủ thủ tướng. Các bộ liên bang là cơ quan liên bang cao nhất trong các ngành. Luật cơ bản trao cho Thủ tướng Liên bang một vai trò đặc biệt: “Thủ tướng Liên bang quyết định những định hướng chính trị và chịu trách nhiệm về những định hướng đó.” Có khoảng 18.000 người làm việc trong Phủ thủ tướng và các bộ liên bang. Những bộ có nhiều nhân sự là Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Liên bang. 8 Bộ có trụ sở ở Berlin, 6 bộ có trụ sở ở Bonn. Tất cả các bộ đều có văn phòng ở cả hai thành phố.
Các Bộ Liên bang
- Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang → bmwi.de
- Bộ Ngoại giao → auswaertiges-amt.de
- Bộ Nội vụ Liên bang → bmi.de
- Bộ Tư pháp và Bảo vệ người tiêu dùng Liên bang → bmjv.de
- Bộ Tài chính Liên bang → bundesfinanzministerium.de
- Bộ Lao động và Xã hội Liên bang → bmas.de
- Bộ Lương thực, thực phẩm và Nông nghiệp Liên bang → bmel.de
- Bộ Quốc phòng Liên bang → bmvg.de
- Bộ Gia đình, Người cao tuổi, Phụ nữ và Thanh thiếu niên Liên bang → bmfsfj.de
- Bộ Y tế Liên bang → bmg.bund.de
- Bộ Giao thông và Hạ tầng số hóa Liên bang → bmvi.de
- Bộ Môi trường, Bảo vệ thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Liên bang → bmub.de
- Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang → bmbf.de
- Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang → bmz.de